Thường trực Đảng ủy xã Xuân Phương
|
Đồng chí: Phan
Thanh Hà
Năm sinh: 1980
Quê quán: Xã
Xuân Phương, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định;
Chức vụ: Bí thư
Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã
Email: Phanthanhha.xtg@namdinh.gov.vn
Số điện thoại:
094.808.9692
|
|
|
|
Đồng chí: Bùi
Văn Nam
Năm sinh: 1981
Quê quán: Xã
Xuân Phương, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định;
Chức vụ: Phó bí
thư thường trực Đảng ủy
Email: Buivannam.xtg@namdinh.gov.vn
Số điện thoại: 0343.583.600
|
|
|
|
Đồng chí: Phạm
Xuân Vũ
Năm sinh: 1983
Quê quán: Xã
Xuân Phương, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định;
Chức vụ: Phó bí
thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã
Email: Phamxuanvu.xtg@namdinh.gov.vn
Số điện thoại: 0947.528.919
|
1. Nhiệm vụ quyền hạn của Đảng
ủy
- Đảng ủy là cơ quan chấp hành của Đảng bộ xã,
chịu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo điều hành mọi hoạt động của Đảng bộ giữa 2 kỳ
Đại hội.
- Chấp hành đường lối, chính sách của Đảng,
pháp luật của nhà nước; đề ra chủ trương, nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ, Chi bộ
và lãnh đạo thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ của địa phương.
- Xây dựng Đảng bộ, Chi bộ hoàn thành xuất sắc
nhiệm vụ về chính trị, tư tưởng và tổ chức; thực hiện đúng nguyên tắc tập trung
dân chủ; nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng, thực hiện tự phê bình và phê bình,
giữ gìn kỷ luật và tăng cường đoàn kết thống nhất trong Đảng; thường xuyên giáo
dục, rèn luyện và quản lý cán bộ, đảng viên, nâng cao phẩm chất đạo đức cách mạng,
tính chiến đấu, trình độ kiến thức, năng lực công tác và làm công tác phát triển
Đảng viên.
- Lãnh đạo xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền,
các ngành, các đoàn thể chính trị - xã hội trong sạch, vững mạnh; chấp hành
đúng pháp luật và phát huy quyền làm chủ của
nhân dân.
- Liên hệ mật thiết với nhân dân, chăm lo đời sống
vật chất, tinh thần và bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của nhân dân, lãnh đạo
nhân dân tham gia xây dựng Đảng, xây dựng Chính quyền; thực hiện đường lối
chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước, quy định của địa phương.
- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chỉ thị,
Nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước và việc chấp hành Điều lệ Đảng của
các tổ chức đảng và của đảng viên.
- Quán triệt, triển khai và tổ chức thực hiện
các chủ trương, đường lối, Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng các cấp, Nghị quyết của
Đại hội Đảng bộ xã lần thứ XXIV, nhiệm kỳ 2020- 2025; xây dựng chương trình
hành động, kế hoạch thực hiện cho toàn Đảng bộ, đồng thời kiểm tra, đôn đốc việc
thực hiện nhiệm vụ, giải quyết kịp thời những vấn đề phát sinh.
- Chuẩn bị nội dung và tổ chức các hội nghị Đảng
bộ; chuẩn bị nội dung, nhân sự và tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ nhiệm kỳ
2025- 2030. Chỉ đạo các chi bộ Đại hội nhiệm kỳ mới.
- Chuẩn bị nội dung Đại hội Đảng bộ xã, gồm:
Văn kiện, đề án, nhân sự cấp ủy và ủy viên UBKT khóa tới; đoàn đại biểu đi dự Đại
hội đại biểu Đảng bộ huyện; quyết định thời gian, số lượng Đại biểu triệu tập Đại
hội Đảng bộ xã theo hướng dẫn của cấp ủy cấp trên.
- Đề xuất với Huyện ủy các vấn đề thuộc thẩm
quyền của Huyện ủy hoặc của cấp ủy cấp trên.
2. Nhiệm vụ quyền hạn của Ban Thường vụ Đảng ủy
Ban thường
vụ Đảng ủy thay mặt Đảng ủy lãnh đạo, chỉ đạo hướng dẫn, kiểm tra mọi mặt công
tác của Đảng bộ giữa 2 kỳ hội nghị Đảng ủy. Chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện
chủ trương, nghị quyết của Đảng ủy và sự chỉ đạo của cấp ủy cấp trên; lãnh đạo,
chỉ đạo HĐND, UBND xã, các chi bộ, các khối, ngành, đoàn thể và các xóm, triển
khai thực hiện nghị quyết của cấp ủy cấp trên, của Đảng ủy và Ban thường vụ Đảng
ủy. Ban thường vụ Đảng ủy thực hiện chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền theo quy định
của Điều lệ Đảng và các nhiệm vụ cụ thể sau đây:
- Chuẩn bị nội dung và quyết định triệu tập các
hội nghị Đảng ủy, Đảng bộ. Các vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của Đảng ủy
nhất thiết phải được Ban Thường vụ Đảng ủy chuẩn bị thảo luận, thống nhất trước
khi trình ra hội nghị Đảng ủy như: phân công nhiệm vụ cho các đồng chí trong
Ban thường vụ Đảng ủy, các đồng chí đảng ủy viên phụ trách chi bộ, ngành, lĩnh
vực, đoàn thể; quyết định quy hoạch, đánh giá, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sắp
xếp cán bộ và giới thiệu cán bộ, đảng viên ứng cử để bầu cử các chức danh lãnh
đạo chính quyền, MTTQ, các đoàn thể ở xã thuộc diện Đảng ủy, Ban thường vụ Đảng
ủy quản lý.
- Đề xuất giải pháp phát triển kinh tế - xã hội
hàng năm. Cụ thể hóa, xây dựng kế hoạch triển khai, tổ chức thực hiện có hiệu
quả các nghị quyết, chỉ thị của cấp ủy cấp trên và của Đảng ủy.
- Chỉ đạo toàn diện các mặt công tác; sơ kết, tổng
kết, rút kinh nghiệm việc thực hiện Nghị quyết của Đảng ủy và của cấp ủy cấp
trên.
- Thực hiện đầy đủ, kịp thời chế độ báo cáo với
Huyện ủy và thông báo tình hình đến các ngành và các chi bộ thuộc Đảng bộ theo
quy định.
3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bí thư Đảng ủy
Đồng chí Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch HĐND xã
có trách nhiệm và quyền hạn:
- Là người chịu trách nhiệm cao nhất trong Đảng
ủy, Ban thường vụ Đảng ủy, Thường trực Đảng ủy; chịu trách nhiệm trước cấp ủy,
trước Đảng bộ và nhân dân trong xã về sự lãnh đạo Đảng, chính quyền trên mọi
lĩnh vực; chủ trì công việc của Đảng ủy, Ban thường vụ Đảng ủy.
- Nắm vững đường lối, quan điểm của Đảng, các
Nghị quyết, chỉ thị của cấp ủy cấp trên, chính sách, pháp luật của Nhà nước để
vận dụng đúng đắn, sáng tạo, phù hợp với thực tiễn địa phương; đề xuất những vấn
đề cần thiết thuộc lĩnh vực được phân công, phụ trách để Ban Thường vụ, Ban chấp
hành Đảng bộ xã thảo luận, quyết định.
- Nắm vững các nhiệm vụ trọng tâm trong từng thời
gian để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện; phụ trách công tác tổ chức cán bộ,
công tác quốc phòng, an ninh, trực tiếp làm chính trị viên Ban chỉ huy quân sự
xã. Tập trung chỉ đạo và thường xuyên kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ trọng
tâm, các công việc đột xuất ở địa phương.
- Nắm vững công tác xây dựng Đảng, nhất là công
tác chính trị tư tưởng, tổ chức cán bộ, đảm bảo sinh hoạt của Đảng bộ, Đảng ủy,
Ban thường vụ Đảng ủy, Thường trực Đảng ủy được thực hiện đúng quy chế, đúng
nguyên tắc của Đảng và pháp luật của Nhà nước; chăm lo giữ gìn đoàn kết trong nội
bộ cấp ủy.
- Đề xuất những vấn đề chủ trương, chính sách lớn
trên các lĩnh vực công tác để Đảng ủy, Ban thường vụ Đảng ủy xã thảo luận, quyết
định.
- Trực tiếp chỉ đạo xây dựng đội ngũ cán bộ của
xã.
- Chỉ đạo việc chuẩn bị nội dung, chủ trì và kết
luận các Hội nghị của Đảng bộ, Đảng ủy, Ban thường vụ Đảng ủy, Hội nghị giao
ban Bí thư chi bộ.
- Chỉ đạo việc sơ kết, tổng kết các chỉ thị,
nghị quyết của Trung ương, của Tỉnh ủy, Huyện ủy. Thay mặt Đảng ủy báo cáo với
Huyện ủy, Tỉnh ủy và thông báo cho các chi bộ trực thuộc Đảng ủy về hoạt động của
Đảng ủy theo chế độ quy định. Khi cần thiết trực tiếp báo cáo với Ban thường vụ
Huyện ủy, Thường trực huyện ủy về tình hình của Đảng bộ và chịu trách nhiệm về
nội dung báo cáo đó.
- Ký các văn bản chỉ thị, nghị quyết của Đảng ủy
và một số văn bản về công tác cán bộ.
- Kiêm Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã thực hiện
tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương
theo quy định. Điều hành hoạt động của Hội đồng nhân dân có hiệu quả đảm bảo sự
lãnh đạo của Đảng.
4. Nhiệm vụ, quyền hạn của Phó bí thư TT Đảng ủy
Đồng chí Phó bí thư TT Đảng ủy có nhiệm vụ, quyền
hạn như sau:
- Thường trực giải quyết các công việc hàng
ngày của Đảng ủy: Điều hành phối hợp hoạt động của Đảng ủy với chính quyền,
đoàn thể ở xã theo Nghị quyết của Đảng ủy, BTV Đảng ủy; có trách nhiệm chỉ đạo,
đôn đốc việc thực hiện nghị quyết của Đảng ủy, BTV Đảng ủy; theo dõi kiểm tra,
giám sát, tổng hợp kết quả thực hiện Nghị quyết của Đảng ủy và của cấp ủy cấp
trên. Thường xuyên báo cáo tình hình công tác, xây dựng Đảng trong Đảng bộ với Bí thư.
- Phụ trách công tác tài chính của Đảng ủy, trực
tiếp chỉ đạo hoạt động của VPĐU, khối dân vận, công tác tổ chức xây dựng Đảng,
công tác kiểm tra, giám sát của Đảng và công tác tuyên giáo. Đề xuất với Đảng ủy,
BTV Đảng ủy, chủ trương, giải pháp triển khai nhiệm vụ đối với các lĩnh vực công tác nói trên.
- Căn cứ Nghị quyết của Đảng ủy, của BTV Đảng ủy
xây dựng chương trình công tác hàng năm, 6 tháng, quý, tháng của Đảng ủy, đôn đốc,
kiểm tra việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ.
- Chịu trách nhiệm trước Đảng ủy, TV Đảng ủy,
Thường trực Đảng ủy, giải quyết các công việc của Đảng bộ khi đồng chí bí thư Đảng
ủy xã vắng hoặc theo sự ủy quyền của Bí thư Đảng ủy xã.
5. Nhiệm vụ, quyền hạn của Phó bí thư Đảng ủy – Chủ tịch UBND xã
Đồng chí
Phó bí thư Đảng ủy – Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã:
- Chịu trách nhiệm điều hành bộ máy nhà nước
theo luật và theo quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân xã, thực hiện nhiệm vụ
chính trị của Đảng bộ, tổ chức thực hiện có hiệu quả Hiến pháp, pháp luật của
Nhà nước ở địa phương.
- Thể chế hóa chủ trương, chỉ thị, nghị quyết của
Ban thường vụ, Ban chấp hành đảng bộ và thực hiện tốt chủ trương đó trong hệ thống
bộ máy nhà nước ở địa phương.
- Thường xuyên chăm lo xây dựng, nâng cao chất
lượng về tổ chức và hoạt động của bộ máy chính quyền cơ sở. Nhằm nâng cao hiệu
lực, hiệu quả quản lý kinh tế xã hội, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, đảm
bảo thi hành đúng pháp luật, chăm lo đời sống của nhân dân, xây dựng kết cấu hạ
tầng kinh tế xã hội ở địa phương, củng cố quốc phòng, an ninh.
- Giữ vững mối liên hệ giữa UBND với Thường trực
HĐND, sự phối hợp của Ủy ban MTTQ và các đoàn thể nhân dân. Chấp hành sự lãnh đạo
của Đảng và các cơ quan nhà nước cấp trên theo luật định.
6. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ xã
Các đồng chí Đảng ủy viên có nhiệm vụ và quyền
hạn như sau:
- Hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn và nhiệm vụ
do Ban Thường vụ Đảng ủy và Đảng ủy phân công. Tham dự đầy đủ các kỳ họp của Đảng
ủy, phát huy trí tuệ dân chủ thảo luận và biểu quyết các công việc của Đảng ủy.
- Tham gia vào sự lãnh đạo chung của Đảng ủy,
nhất là lĩnh vực được phân công, phụ trách; mỗi đồng chí có trách nhiệm bảo đảm
để đường lối, chính sách, nghị quyết, chỉ thị của cấp trên phải được quán triệt,
chấp hành nghiêm túc và chịu trách nhiệm trước Đảng ủy về lĩnh vực mình phụ
trách.
- Các đồng chí Đảng ủy viên khi được Đảng ủy,
Ban thường vụ Đảng ủy phân công và giao nhiệm vụ, được đề đạt ý kiến, nguyện vọng
của mình, nhưng khi Đảng ủy, Ban Thường vụ Đảng ủy đã thống nhất, quyết định phải
nghiêm chỉnh chấp hành.
- Khi thảo luận, các đồng chí Đảng ủy viên có
trách nhiệm, có quyền phát biểu ý kiến về nội dung của hội nghị với tinh thần
thực sự dân chủ, thẳng thắn, trách nhiệm và xây dựng; không thành kiến với người
có ý kiến khác ý kiến mình và không tuyên truyền ý kiến cá nhân trái với Nghị
quyết mà tập thể đã nhất trí thông qua.
- Thường xuyên sâu sát cơ sở lắng nghe ý kiến của
Đảng viên và quần chúng nhân dân, chủ động giải quyết công việc, kịp thời phản
ánh và chịu trách nhiệm về những vấn đề thuộc phạm vi, lĩnh vực được phân công
với Đảng ủy, Ban thường vụ Đảng ủy. Các đồng chí cấp ủy được phân công phụ
trách các Chi bộ mà không phải chi bộ mình thường xuyên sinh hoạt thì 01 quý phải
dự sinh hoạt 01 lần, những công việc cần thiết chi bộ mời phải về dự để nắm bắt
tình hình. Thường xuyên phấn đấu rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, lối sống lành mạnh,
trong sáng, gương mẫu trong công tác, sinh hoạt tích cực học tập nâng cao trình
độ mọi mặt. Định kỳ hàng năm tự phê bình và phê bình theo hướng dẫn của cấp ủy
cấp trên và gợi ý của Ban Thường vụ Đảng ủy (nếu có).
- Các đồng chí Đảng ủy viên thường xuyên được
cung cấp thông tin về tình hình chung của Đảng bộ và các vấn đề cần thiết khác
theo quy định. Đồng thời có trách nhiệm báo cáo tình hình thường xuyên, đột xuất
thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách của Ban Thường vụ Đảng ủy, Thường trực
Đảng ủy. Được yêu cầu Ban Thường vụ Đảng ủy, Thường trực Đảng ủy, các chi ủy trực
thuộc Đảng ủy trả lời những vấn đề liên quan đến việc thực hiện chủ trương, nghị
quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ của địa phương.
Quy chế hoạt động của Ban chấp hành Đảng bộ xã Xuân Phương khóa XXIV, nhiệm kỳ 2020 - 2025